9 cách khắc phục giày bị mốc trong nháy mắt

Ngày: 07/12/2022 lúc 08:57AM

Nội dung bài viết x

    Đối với những đôi giày sneaker, giày vải hay đặc biệt là những đôi giày làm bằng da, nếu không sử dụng đến trong thời gian dài sẽ rất dễ bị mốc. Đôi khi chỉ cần dính mưa một đêm là chúng đã trở nên mốc ẩm khó chịu. Điều này làm cho đôi giày mất đi phom dáng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi chân người mang. Vì vậy, việc làm sạch giày bị nấm mốc là việc làm vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây của Thiên Hương sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục giày bị mốc siêu nhanh chóng chỉ bằng một vài nguyên liệu đơn giản.

    Khắc phục giày bị mốc bằng giấm

    Giấm là một trong những nguyên liệu đơn giản mà bạn có thể tìm thấy trong nhà bếp của mình. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu để nấu đồ ăn, giấm còn được tận dụng như một thành phần phổ biến trong việc tẩy rửa giày dép bị ẩm mốc.

    Giấm là chất tẩy rửa tuyệt vời có thể phát huy tối đa công dụng khi được thoa lên đúng loại giày. Loại giày phù hợp nhất để làm sạch bằng giấm là giày thể thao bằng vải bị mốc do đi mưa hoặc không sử dụng trong thời gian dài.

    Cách làm:

    • Bước 1: Vệ sinh giày thật sạch bằng nước sạch sau đó lau khô.
    • Bước 2: Lấy một miếng vải mềm thấm giấm và thoa lên những chỗ có vết ố do nấm mốc hoặc cả trên giày. Quá trình này phải được lặp lại nhiều lần cho đến khi nấm mốc biến mất hoàn toàn.

    Phương pháp làm sạch giày bị nấm mốc bằng giấm có thể hiệu quả nhanh hơn và rõ ràng hơn khi bạn áp dụng trên những đôi giày màu. Đối với giày trắng, bạn phải lặp lại nhiều lần quá trình làm sạch để đạt được hiệu quả cao nhất.

    Khắc phục giày bị mốc bằng giấm

    >>> xem thêm: Bí quyết làm mềm giày da cứng, giày mới đơn giản

    Chữa giày bị mốc bằng khoai tây

    Một cách giặt giày bị mốc hay nữa mà ít ai biết đến đó là sử dụng khoai tây. Phương pháp này cực kỳ đơn giản với 3 bước:

    • Bước 1: Cắt mỏng củ khoai tây thành từng lát mỏng, sau đó chà xát lên vùng da bị mốc của giày. 
    • Bước 2: Lặp lại quá trình này nhiều lần sẽ giúp loại bỏ nấm mốc nhanh chóng, khi đã cọ hết nhựa, bạn có thể thay thế bằng một lát khoai tây tươi. 
    • Bước 3: Dùng khăn ẩm để lau giày thêm một lần nữa và đợi giày khô là đã có thế sử dụng được ngay.

    Lưu ý là hãy thận trọng không chà xát lâu hơn một phút trên một vùng duy nhất và tránh tạo áp lực để không làm hư đôi giày.

    Xử lý giày bị mốc bằng sáp nến

    Đây là một trong những cách xử lý giày bị mốc hiệu quả nhất và được khuyến khích áp dụng cho giày da lộn. Tuy nhiên cách này chỉ thực sự hiệu quả đối với những đôi giày có ít vết mốc hoặc mới bị mốc. Những đôi giày lâu năm hoặc để mốc quá mức sẽ không thể áp dụng thành công cách này.

    • Bước 1: Lấy sáp nến sau đó xoa trực tiếp sáp nến lên bề mặt đôi giày bị mốc. 
    • Bước 2: Dùng máy sấy thổi khô những vùng có vết mốc.
    • Bước 3: Dùng nước sạch để rửa lại 1 lần nữa cho sạch các vết mốc.

    Xử lý giày bị mốc bằng sáp nến

    >>> xem thêm: 10 cách tẩy trắng giày bị ố vàng Cực Sạch chỉ sau vài phút

    Mẹo chữa giày bị mốc bằng giấy nhám

    Khi giày bị mốc nặng hoặc mốc lâu ngày thì rất khó để tẩy sạch và công việc tẩy giày cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn để khiến giày trở nên trắng sạch bình thường. Cách loại bỏ nấm mốc bằng giấy nhám cụ thể như sau:

    • Bước 1. Dùng giấy nhám mịn chà lên vết mốc (không áp dụng cách này cho giày làm bằng da). Tận dụng khăn mềm để lau sạch nấm mốc bằng nước ấm.
    • Bước 2. Làm sạch giày cho đến khi có bóng đẹp và cuối cùng là phơi giày  ở nơi khô ráo. Đây là một phương pháp khắc phục giày bị nấm mốc tuyệt vời.

    Cách chữa giày bị mốc bằng xà bông

    Trước giặt giày nấm mốc bằng xà bông, bạn phải chuẩn bị bàn chải mềm cũng như khăn lau để vệ sinh cho sạch. Nhớ chà sạch bụi bẩn của giày trước khi giặt giày để trung hòa nấm mốc và bụi bẩn trên bề mặt giày. Sau đó, bạn giặt giày theo các bước được liệt kê dưới đây.

    • Bước 1: Pha loãng xà bông với nước, tránh đổ trực tiếp xà bông lên giày vì chúng có tính tẩy rửa cao có thể làm hư giày.
    • Bước 2. Dùng bàn chải đã nhúng hỗn hợp và chà lên bề mặt giày.
    • Bước 3: Vệ sinh giày trong nước sạch để rửa sạch cặn xà phòng.
    • Bước 4. Phơi giày thể thao của bạn ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

    Khắc phục giày bị mốc nhanh với nước javen

    Khắc phục giày bị mốc nhanh với nước javen

    >>> xem thêm: Cách khắc phục giày bị hở keo siêu nhanh, siêu dễ

    Cách khắc phục giày bị mốc dễ nhất là mua nước javen để sẵn trong nhà, lúc cần chỉ việc lấy và lâu lên giày là được. Các bước áp dụng cực kỳ đơn giản như sau:

    • Bước 1: Đầu tiên bạn phải làm sạch những bụi bẩn trên giày của mình. Sử dụng bàn chải lông để cọ và loại bỏ bất kỳ dấu hiệu nấm mốc nào có thể nhìn thấy trên giày của bạn.
    • Bước 2. Nhúng một miếng vải sạch vào dung dịch javen và lau nhẹ những chỗ ẩm mốc trên giày. 
    • Bước 3: Cuối cùng là lau đi lau lại giày cho đến khi bạn không thể nhìn thấy nấm mốc trên giày nữa nhé!

    Một lưu ý nữa là không dùng giẻ khô hoặc giẻ cứng để lau giày vì vết bẩn sẽ bám chặt hơn và khó tẩy sạch. Không để giày trắng ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu để giày của bạn dưới ánh nắng mặt trời, chúng sẽ hấp thụ tia UV và làm cho lớp bóng của da giày bị hỏng và sau đó bị đen chỉ trong vòng vài giờ sử dụng.

    Mẹo xử lý giày bị mốc với lòng trắng trứng

    Da của một số đôi giày đen mang trong một thời gian dài sẽ bắt đầu bị nấm mốc hoặc thậm chí bị nứt. Giải pháp tốt nhất là đập một chiếc lòng trắng trứng ra chén và sau đó đánh liên tục, sau đó thực hiện theo các bước sau:

    • Bước 1. Dùng khăn ẩm lau sạch toàn bộ bề mặt để loại bỏ nấm mốc phát triển dày.
    • Bước 2. Nhúng một chiếc khăn vào hỗn hợp lòng trắng trứng gà rồi nhẹ nhàng chà lên vùng da giày bị mốc. Hãy cẩn thận không chà quá lâu và tránh tác dụng lực mạnh bởi dễ làm hư giày.
    • Bước 3. Dùng khăn ẩm lau sạch lại một lần nữa bề mặt da và để giày khô ráo ở nhiệt độ thường trong khoảng 30 phút.

    Cách chữa giày mốc bằng cồn pha

    Cách chữa giày mốc bằng cồn pha

    >>> xem thêm: 5+ cách chữa giày bị gãy mũi, nhăn mũi trở về như mới

    Cồn là một trong những nguyên liệu có khả năng tẩy sạch nấm mốc cho giày. Nhìn chung, cồn pha rất thích hợp để làm sạch giày làm bằng vải bạt đang ở trạng thái nấm mốc nặng mà không thể xử lý bằng những nguyên liệu khác như trứng hay khoai tây. Dưới đây là cách khắc phục giày bị mốc cực kỳ đơn giản bằng cồn pha mà ai cũng nên biết

    • Bước 1: Làm sạch sơ qua đôi giày bằng khăn sạch mềm trước.
    • Bước 2: Kết hợp cồn 90 độ và nước theo tỷ lệ 1: 1. Khi sử dụng cồn thì bạn cần chắc chắn là đã pha chúng theo tỷ lệ thích hợp để đảm bảo chất lượng giày dép vẫn được giữ nguyên sau khi vệ sinh.
    • Bước 3. Tận dụng một miếng vải mềm để thoa dung dịch lên bề mặt giày đã bị dính nấm mốc. Lặp lại quy trình nhiều lần cho đến khi nấm mốc biến mất hoàn toàn.

    Vì cồn có thể bay hơi theo thời gian và tự bay hơi nên bạn không cần phải làm khô giày sau khi vệ sinh. Tuy nhiên, bạn nên để chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát để có kết quả tốt nhất. Có rất nhiều phương pháp để làm sạch những đôi giày dễ bị mốc nhưng quan trọng nhất vẫn là bảo quản giày thật tốt. Nếu không bảo quản và vệ sinh giày theo đúng quy trình, nó có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển lập đi lập lại trên giày của bạn. Nếu không có thời gian để vệ sinh giày bị nấm mốc tại nhà thì bạn cũng có thể liên hệ với những cơ sở cung cấp dịch vụ làm sạch giày chuyên nghiệp. 

    Khắc phục giày bị mốc bằng baking soda

    Baking soda là một thành phần phổ biến thường được nhắc đến nhiều khi bàn về cách khắc phục giày bị mốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giặt giày bị mốc bằng baking soda. Trước khi bắt đầu quá trình, bạn phải chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như baking soda, nước ấm và bàn chải đánh răng mềm đã qua sử dụng. Mẹo làm sạch giày bị bám bẩn, ẩm mốc bằng baking soda đơn giản như sau:

    • Bước 1: Tháo dây giày ra trước để làm sạch từng bộ phận riêng lẻ của đôi giày. Dùng bàn chải mềm làm sạch phần thân giày và thoa xà phòng để làm sạch phần dây giày cũng như phần lót trong.
    • Bước 2: Trộn baking soda và nước ấm với nhau theo tỷ lệ 1:1. Lấy một chiếc bàn chải đã qua sử dụng nhúng vào dung dịch này và chà những chỗ có nấm mốc bám trên giày dép.
    • Bước 3: Chà cho đến khi giày không bị nấm mốc sau đó để hỗn hợp trên giày khoảng 25-30 phút để hỗn hợp khô trong không khí. Sau đó, giặt giày bằng nước lạnh và để khô tự nhiên.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn baking soda với các nguyên liệu khác như chanh hoặc giấm để đạt hiệu quả cao hơn. Làm sạch giày bị ẩm mốc bằng baking soda được mọi người đón nhận nồng nhiệt bởi tính hiệu quả cao mà nó mang lại.

    Lý do khiến giày của bạn bị mốc

    Lý do khiến giày của bạn bị mốc

    >>> xem thêm: 5+ mẹo xử lý giày da bị nứt trở về nguyên vẹn đơn giản

    Giày da là một trong những loại giày có độ bền cao nhất, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, giày da cũng có nguy cơ phát triển nấm mốc và gây mất thẩm mỹ. Đối với những loại giày khác như sneaker hay giày vải thì có rất nhiều nguyên nhân khiến giày của bạn bị ẩm, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giày đi ướt và chưa được làm khô trong thời gian thích hợp. Dưới đây là một số tình huống điển hình có thể dẫn đến tình trạng ẩm mốc:

    Giày bị ẩm ướt do đi mưa mà chưa kịp sấy khô

    Khí hậu ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do đó, nếu bạn đi giày vào những ngày mưa hoặc để giày ở nơi ẩm ướt thì khả năng bị nấm mốc là rất cao. Do đó mà vào những ngày trời mưa, hãy tránh nhiều nhất sử dụng giày da, giày sneaker hay giày vải, thay vào đó hãy sử dụng những đôi giày cao su để không bị ẩm mốc. Nếu lỡ để giày dính mưa thì phải làm vệ sinh ngay và sấy khô ngay khi về đến nhà, nếu để qua hôm sau chắc chắn giày sẽ bị ẩm mốc.

    Bảo quản giày không đúng cách dẫn đến bị ẩm mốc

    Việc chăm sóc và bảo quản đúng cách những đôi giày cũng là một yếu tố cần thiết để duy trì chất lượng của giày dép. Vì vậy, nếu chúng được bảo quản không đúng cách và không được làm sạch đúng cách thì giày dép rất nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, ẩm mốc hoặc đóng vảy.

    Giày để thời gian quá lâu mà không dùng đến

    Nếu để giày da quá lâu trong tủ mà không mang cũng có thể dẫn đến tình trạng giày bị mốc. Cho dù bạn đã bọc kỹ lại giày đi chăng nữa thì nấm mốc vẫn có thể xuất hiện. Theo thời gian, độ ẩm bên trong giày có thể kích hoạt nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi và phát triển mà không cần ai hay vật gì tác động vào.

    Cách bảo quản tránh để giày bị mốc hiệu quả

    Cách bảo quản tránh để giày bị mốc hiệu quả

    >>> xem thêm : 5+ mẹo chữa giày bị rộng đơn giản có thể bạn chưa biết

    Để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc trên giày dép, hãy lưu ý bảo quản giày của bạn đúng cách. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh giày và đảm bảo chất lượng giày theo thời gian.

    Bảo quản giày ở những không gian khô thoáng

    Nên bảo quản giày dép ở nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên chiếu vào có thể giúp giày dép không bị ẩm mốc. Ánh sáng tự nhiên cũng có thể giúp làm sạch các vết nấm mốc nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

    Bảo quản giày với túi nilon

    Nếu giày của bạn chưa muốn sử dụng thì hãy giữ chúng trong túi nilon hoặc phủ một lớp mỡ động vật bên ngoài để không hình thành nếp nhăn. Điều này sẽ giúp giày da không bị ẩm vì ẩm là nguyên nhân chính gây ra nấm móc. 

    Dùng hạt hút ẩm

    Một cách tuyệt vời để ngăn ngừa nấm mốc mà bạn không nên bỏ qua là sử dụng những hạt hoặc túi hút ẩm (Silicagel). Loại chất hút ẩm này có thể giúp bảo quản giày dép cực tốt và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về cách khắc phục giày bị mốc vừa đơn giản vừa hiệu quả. Thiên Hương hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể “lột ​​xác” cho đôi giày thể thao của mình trở nên trắng sáng và quên đi những vết mốc lâu ngày!

    Admin
    BÌNH LUẬN

    Tin cùng chuyên mục

    Liên hệ

    24/7
    Xem nhanh