Cách khắc phục giày bị hở keo siêu nhanh, siêu dễ

Ngày: 06/12/2022 lúc 08:56AM

Nội dung bài viết x

    Giày không đơn thuần là món phụ kiện thời gian để mọi người trở nên tự tin hơn, mà chúng còn giúp bảo vệ cho đôi chân trước những nguy cơ chấn thương trong quá trình chúng ta hoạt động mỗi ngày. Nhưng trải qua một thời gian sử dụng, việc đôi giày của bạn gặp các vấn đề như hở keo, bong tróc là điều khó tránh khỏi. Và nguyên nhân có thể là do keo hết hạn, bảo quản kém hay chịu sự bào mòn bởi hóa chất tẩy rửa. Trong trường hợp này, nếu bạn không muốn phải bỏ đi đôi giày yêu thích của mình, hãy thử áp dụng những cách khắc phục giày bị hở keo siêu dễ, siêu hiệu quả sau đây! 

    Sử dụng keo 502 chữa giày bị hở keo

    Sử dụng keo 502 chữa giày bị hở keo

    Cách xử lý được xem là nhanh chóng nhất ngay tại nhà chính là sử dụng keo 502 để đế giày liền lại với phần thân. Loại keo này cấu thành từ các hợp chất như Cyanoacrylate, Acetate, Methylene Chloride và Ethyl Acetate,... có khả năng kết dính cực tốt, lại không phải chờ lâu để khô sau khi dán.

    Hướng dẫn thực hiện 

    • Bước 1: Đầu tiên, bạn sẽ phải vệ sinh đế giày cho sạch bụi bẩn với khăn bông mềm ở những vị trí xác định giày bị bong cần dán. Nếu vết bẩn bám chắc có thể dùng cồn để loại bỏ và đảm bảo được khô ráo giúp mang lại độ bám dính cao nhất.
    • Bước 2: Đeo bao tay rồi lấy tăm bông bôi keo từ trong ra ngoài để tránh keo lan qua những khu vực lân cận gây mất thẩm mỹ, vì keo 502 rất khó làm sạch.
    • Bước 3: Sau đó, nhanh chóng ấn chặt phần thân với mặt đế giày trong khoảng 5 phút để cố định chắc chắn, như vậy là đã có thể lấy sử dụng được rồi đấy. 

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng dán đế bằng keo 502 chỉ là biện pháp tạm thời vì tính chất lực co giãn thấp nên không thích hợp cho những mối hở keo đầu mũi hay gót chân. Mặc dù khả năng kết dính tốt trong thời gian ngắn, nhưng keo 502 lại dễ bị bong trở lại nếu cho giày tiếp xúc với nước sau khi dán. 

    Khắc phục giày bị hở keo bằng keo chuyên dụng cho giày

    Nếu đối với đôi giày bạn cần di chuyển nhiều và vận động mạnh như sneaker, dòng giày được thiết kế chủ yếu dành cho các hoạt động thể dục, thể thao thì vẫn nên sử dụng keo dán loại chuyên dụng. Điều này có thể đảm bảo đế giày kết dính chặt chẽ với phần thân hơn, hạn chế việc tái hở keo trở lại và dễ dàng tìm mua trực tiếp tại các cửa hàng giày dép hay online đều được.

    Một số loại keo dán giày chuyên dụng tốt nhất thị trường hiện nay, được nhiều người dùng đánh giá cao như:

    Keo Seaglue - SG 45

    Keo Seaglue - SG 45

     

    Là keo dán khá phổ biến vì sở hữu những tính năng đặc biệt, sử dụng dán trên đa dạng bề mặt chất liệu như da, cao su, nhựa, gỗ hay thậm chí cả kim loại. Keo Seaglue thuộc dạng gel lỏng trong suốt, không có màu giúp quá trình dán thuận tiện hơn, dễ loại bỏ vết keo thừa nên sau khi dán vẫn giữ tính thẩm mỹ như lúc mới mua. 

    Với cấu trúc được cấu thành từ các hạt Nano siêu nhỏ, keo có khả năng kết dính cao và vẫn bình thường khi tiếp xúc nước hay vận động nhiều. Ngoài ra, nhờ có tính đàn hồi, linh hoạt nên bạn có thể yên tâm không xảy ra hiện tượng nứt gãy khi keo khô lại theo thời gian.

    Keo 3M PR100

    Tương tự như Seaglue - SG 45, keo 3M PR100 cũng dán được trên nhiều loại bề mặt chất liệu khác nhau như da, nhựa, cao su hay EPDM (một loại cao su tổng hợp),...và cho độ bám dính cực kỳ cao, nhờ chất keo ở dạng dung dịch lỏng dễ len lỏi vào từng ngóc ngách của đế giày, mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên khi sử dụng. 

    Bởi lẽ đó, sản phẩm được sản xuất bởi công ty 3M khiến nhiều người dùng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng. Tuy giá thành mỗi lọ keo 3M PR100 có phần “nhỉnh” hơn so với những dòng khác, nhưng với chất lượng nhận được thì hoàn toàn tương xứng.

    Keo P66

    Nếu muốn “tái sinh” lại đôi giày bằng cách dán đế giày bị hở keo thì hẳn mọi người đều biết đế loại keo P66 dạng gel lỏng và có màu hơi vàng nhạt này, hay còn được gọi với cái tên khác như Y66, X66 hoặc keo Rồng Vàng. 

    Giá thành rẻ, hiệu quả cao cũng như rất dễ tìm mua tại các cửa hàng tạp hóa , nơi bán vật liệu hay đặt hàng online tiện lợi chính là những ưu điểm nổi trội của keo dán P66. Từ đó, chúng được ứng dụng rộng rãi như để dán sân cỏ, vật dụng bằng gỗ, xốp, giấy,... mà không riêng gì dùng cho sửa chữa giày dép.

    Keo Gorilla

    Keo Gorilla

    >>> xem thêm: Bí quyết làm mềm giày da cứng, giày mới đơn giản

    Keo dán đa năng Gorilla là chất kết dính cực kỳ bền có khả năng kháng dung môi và nước vượt trội, chắc chắn là một sản phẩm không thể thiếu trong nhà bạn để dùng cho công việc sửa chữa các vật dụng hay cũng có thể dán đế đôi giày chẳng may bị hở keo. 

    Được sản xuất với mục đích chuyên ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, Gorilla sẽ cung cấp sự liên kết rất mạnh mẽ nên sẽ là giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng giày hở keo, hư hỏng hay bong tróc đế.

    Với thiết kế có đầu ống tiêm, giữ cho nhựa epoxy và chất làm cứng tách biệt nhau và dễ phân phối đồng đều chất keo trên bề mặt vị trí đế giày cần dán. Mặt khác, bạn cũng cần phải cẩn thận khi sử dụng keo Gorilla vì khi keo khô nếu dính ra ngoài rất khó tẩy sạch.

    Keo Boot Fix

    Khác với những dòng keo kể trên, Boot Fix chỉ chuyên dùng cho mọi loại giày da. Vì được nhập khẩu từ Mỹ nên giá thành khá cao, nhưng về chất lượng bạn có thể yên tâm bởi độ chống thấm, chịu nhiệt cao, kết dính chắc chắn, nhanh khô và đặc biệt tuổi thọ siêu lâu bền.

    Keo dán đế giày Freesole Shoe & Boot Repair Gear Aid

    Đôi giày của bạn qua thời gian sử dụng bị bào mòn, bạn không muốn bỏ chúng đi vì trừ phần đế thì mọi thứ xung quanh vẫn tốt. Giải pháp hữu hiệu nhất lúc này chính là cố định lại hai bộ phận thân và đế đôi giày bằng keo dán chuyên dụng Freesole Shoe & Boot Repair Gear Aid. 

    Sản phẩm từng được cấp bằng sáng chế có khả năng bám dính và chống bị mài mòn đỉnh cao. Bền bỉ với thời gian, có thể chịu nhiệt từ -20°F đến +200°F, thành phần gồm những nguyên liệu an toàn cho người sử dụng đó là một vài ưu điểm nổi bật khi nhắc đến keo dán Freesole Shoe & Boot Repair Gear Aid. 

    Hướng dẫn quy trình dùng keo dán giày

    Hướng dẫn quy trình dùng keo dán giày

    >>> xem thêm: 8 cách khắc phục giày bị chật đơn giản có thể bạn chưa biết

    • Bước 1: Làm sạch bụi bẩn bề mặt đế bị hở keo và sấy khô giày để đem lại độ bám dính cao nhất, đồng thời sử dụng giấy báo hoặc shoes tree cố định cố định bên trong để giữ form dáng.
    • Bước 2: Bôi keo từ trong ra ngoài lên bề mặt cần dán, nếu hộp keo không có đầu ống nhỏ hãy sử dụng tăm bông thay thế để hạn chế keo lan qua những khu vực lân cận gây mất thẩm mỹ.
    • Bước 3: Sau khi đã bôi lượng keo vừa đủ, lấy vật nặng kẹp vào để giữ chặt lớp keo dán không bị xê dịch.
    • Bước 4: Cuối cùng, chỉ cần loại bỏ đi những chỗ keo thừa là bạn đã hoàn tất việc dán đế giày của mình.

    Cách khắc phục giày bị hở keo bằng keo tự chế

    Cách dán đế giày bị hở keo nhưng không cần phải mua keo bên ngoài, trường hợp không có sẵn trong nhà bạn hoàn toàn có thể tự chế ra hỗn hợp chất kết dính bằng những nguyên vật liệu “nhà ai cũng có” như:

    • Nước rửa chén
    • Nước giặt áo quần
    • Kem đánh răng
    • Bột baking soda
    • Một ít giấy ráp

    Hướng dẫn thực hiện

    • Bước 1: Trộn tất cả các nguyên liệu trên tạo thành hỗn hợp dạng keo lỏng.
    • Bước 2: Xử lý sạch sẽ chỗ cần dán bằng giấy ráp, loại bỏ các vết ố và mảng bám.
    • Bước 3: Phết vừa đủ keo tự chế trên bằng giấy ráp, trải đều rồi dùng 2 ngón tay ấn chặt trong khoảng 3 phút và để vậy 10 phút sau là có thể đem ra sử dụng như bình thường.

    Chữa giày bị hở keo bằng khâu đế giày

    Chữa giày bị hở keo bằng khâu đế giày

    >>> xem thêm : 5+ cách chữa giày bị gãy mũi, nhăn mũi trở về như mới

    Việc chúng ta khắc phục bằng cách dán đế giày bị hở keo với keo dán chuyên dụng hay tự chế thường chỉ kéo dài tuổi thọ trong vài tháng. Để có thể yên tâm sử dụng lâu hơn, phương pháp tốt nhất vẫn nên là khâu đế. May lại đế trực tiếp với phần thân sẽ đảm bảo độ chắc chắn và bền bỉ cho đôi giày dù bạn có liên tục vận động mạnh hay để chúng ngâm lâu trong nước.

    Tuy nhiên, cách làm này đòi hỏi bạn phải có tay nghề kỹ thuật cao và cần có dụng cụ chuyên biệt. Nếu không hãy đem đến các tiệm sửa giày uy tín để được xử lý tối ưu nhất, đối với những tình trạng hở keo quá nhiều và đế gần như rời khỏi thân trên.

    Nguyên nhân từ đâu khiến giày bị hở keo?

    Có rất nhiều lý do đôi giày bạn đang đi thì gặp phải hiện tượng bong tróc lớp keo dưới đế, tuy nhiên nguyên nhân chính thường là do:

    Mua phải hàng kém chất lượng

    Khi mua giày tại những địa chỉ sản xuất không uy tín, sản phẩm thường không đảm bảo về chất lượng từ chất lượng kém bền đến đường keo ép nhiệt sơ sài. Nếu không để ý quan sát bạn dễ nhận về đôi giày bị lỗi hở keo. Chưa kể, nhiều cửa hàng hiện nay còn không cho đổi trả, do đó hãy chú ý và ưu tiên lựa chọn thương hiệu có tiếng để hạn chế tình trạng trên.

    Bảo quản giày kém

    Bảo quản giày kém

    >>> xem thêm: 5+ mẹo xử lý giày da bị nứt trở về nguyên vẹn đơn giản

    Việc chúng ta bảo quản, vệ sinh không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến đôi giày nhanh “xuống cấp” và bị lột keo. Đặc biệt, đối với giày dép được làm từ loại chất liệu nhạy cảm thì lại càng dễ bám bụi, dễ hư hỏng hơn sau một khoảng thời gian sử dụng, chịu không ít các tác nhân như nắng, mưa từ môi trường bên ngoài.

    Vì vậy, để tránh làm thay đổi cấu trúc của chất keo dán giày bạn nên chăm sóc chúng cẩn thận, đặt đúng vị trí (nơi khô ráo). Đồng thời, sử dụng giày phù hợp đúng với chức năng riêng từng loại. Ví dụ, bạn không thể mang giày da để chạy bộ hay vận động mạnh mà thay vào đó hãy dùng loại giày thể thao chuyên dụng, vừa thoải mái lại yên tâm không sợ bị bung keo, hở đế. 

    Đã qua thời gian dài sử dụng, tiếp xúc nhiều với các hóa chất tẩy rửa

    Chúng ta đều biết rằng, nếu giày sau khi sử dụng trong thời gian dài thì quá trình vệ sinh sẽ khó tránh khỏi việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Đây là hỗn hợp dung dịch chứa nhiều chất oxi hóa cực mạnh nhằm mục đích khử mùi và làm sạch sâu những vết bẩn cứng đầu giúp đôi giày sạch bóng.

    Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng đến chất vệ sinh này cho giày dép sẽ khiến bạn hối hận vì kết quả nhận được trái ngược. Bởi tiếp xúc nhiều sinh ra phản ứng oxi hóa - khử làm bào mòn phần keo dán ở đế giày, dần dần nhanh chóng bị bong ra và đó là lý do giày bạn bị hở keo. 

    Giày bị ngâm trong nước lâu hoặc để nơi ẩm thấp 

    Bất kể thứ gì khi bị ngâm trong nước quá lâu sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật phát triển. Giày dép cũng không ngoại lệ, điều này gây ảnh hưởng xấu tới chất liệu và còn có khả năng cao phá hủy lớp keo dính dưới đế. Hoặc để giày nơi có độ ẩm cao cũng dễ bị bung keo, nhất là đối với những đôi giày thể thao được sản xuất bằng chất liệu từ vải hay da ngâm lâu gây nổi mốc, úng và có thể bị mất form.

    Giày bị ngâm trong nước lâu hoặc để nơi ẩm thấp 

    >>> xem thêm:  5+ mẹo chữa giày bị rộng đơn giản có thể bạn chưa biết

    Những trường hợp nào giày hở keo cần phải dán lại?

    Về cơ bản, những đôi giày được cấu tạo gồm hai bộ phận chính yếu là phần thân và phần đế. Đa phần hai bộ phận này sẽ được làm từ chất liệu khác nhau nên cần dùng keo dính để kết nối chúng lại. 

    Bởi nhiều lý do như vừa nói trên, mà phần đế giày bị bong ra do đó nếu người dùng muốn tiếp tục sử dụng phải tìm cách dán đế giày bị hở keo để khôi phục lại cấu trúc ban đầu. Cũng như gia tăng tuổi thọ, độ chắc chắn và giúp bạn tự tin hơn khi mặc ra đường. Thay vì bỏ tiền ra mua giày mới thì việc tái sử dụng lại đôi giày cũ bằng cách dán đế có thể tiết kiệm chi phí nhưng vẫn có được món đồ ưng ý.

    Dán lại đế do keo hết tác dụng

    Trường hợp nhiều người dùng quyết định dán lại đế giày hiện nay phải kể đến là do hai bộ phận thân và đế không còn liên kết với nhau vì lớp keo đã hết tác dụng. Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng từng một lần gặp trường hợp như vậy, và có những người không chọn bỏ đi muốn tiếp tục “đồng hành” cùng nó nên đã tái tạo lại bằng keo dính chuyên dụng. 

    Dán lại đế do keo hết tác dụng

    >>> xem thêm: 10 loại xi đánh giày tốt nhất, đánh sạch bong sáng bóng

    Dán giày hở keo khi đế bị bào mòn

    Một trường hợp khác là khi đôi giày không bị hở đế nhưng vì sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng bị bào mòn quá mức và cần phải thay đế mới có thể đi lại thoải mái như trước. Để làm được điều đó, cũng cần đến kỹ thuật dán đế giúp “tái sinh” lại đôi giày. Bộ đế mới hoàn toàn có thể nâng cấp về cả chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ.

    Nhưng đối với trường hợp này, mọi người thường khó tự thực hiện tại nhà vì không có sẵn đế giày hoặc không tìm được kích cỡ, loại phù hợp. Do đó, phải đem đến các cửa hàng để nhân viên thay lại cho bạn. 

    Dán đế để bảo vệ những đôi giày đắt tiền

    Trường hợp thứ ba mà chúng ta cũng hay chọn dán đế giày đó chính là bảo vệ phần đế tránh khỏi sự bào mòn trong quá trình sử dụng, đặc biệt điều này thường là khi bạn mua một đôi giày yêu thích với giá tiền khá cao.

    Những chiếc giày đắt tiền nên bạn có xu hướng muốn bảo vệ đế giày bằng cách dán thêm lớp cao su bên dưới, mục đích để kéo dài tuổi thọ. Mặc khác, cũng khuyến khích những bạn  bắt buộc phải mang giày hằng ngày vì giúp việc đi lại êm chân hơn. 

    Hướng dẫn cách bảo quản, tránh giày bị hở keo

    Hướng dẫn cách bảo quản, tránh giày bị hở keo

    >>> xem thêm: 6 cách đánh bóng giày da không cần xi tại nhà cực nhanh

    Bất kỳ loại đồ vật nào đều có giới hạn sử dụng của nó, nếu không được bảo quản hay vệ sinh đúng cách thì dù cho bạn có dùng keo dán tốt chăng nữa sẽ khó giữ được vẻ đẹp như mới, sự bền bỉ với thời gian. Để tuổi thọ đôi giày được kéo dài, nhanh tay lưu ngay một số mẹo nhỏ bảo quản giày vô cùng hiệu quả sau đây:

    • Trừ những lúc vệ sinh ra, hạn chế tối đa để giày tiếp xúc hoặc ngâm lâu với nước
    • Tránh để giày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, không chỉ làm giày nhanh phai màu còn ảnh hưởng xấu đến lớp keo dưới đế, dễ bị bong tróc  
    • Không sử dụng các chất tẩy rửa hóa học mạnh như javen, bột giặt để giặt giày
    • Nếu dán đế giày bị hở keo chỉ nên sử dụng sau khi đã dán 24h, lúc này mới đảm bảo keo đã cố định chắc chắn hai bộ phận trên dưới với nhau.
    • Bảo quản giày ở những nơi thông thoáng, độ ẩm thấp và tuyệt đối không để trong hộp hay túi nilon quá kín dễ gây nấm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
    • Không giặt giày bằng máy vì cường độ vắt và giặt rất mạnh sẽ làm bong tróc đế nhanh chóng

    Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ thông tin Thiên Hương Shoes muốn chia sẻ với những độc giả về nguyên nhân và hướng dẫn các cách chữa giày bị hở keo siêu nhanh, siêu đơn giản chỉ qua vài bước ngay tại nhà cùng một vài vật dụng cơ bản. Hy vọng sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả khi đôi giày gặp vấn đề, cũng như hãy dành thời “chăm sóc” cẩn thận cho chúng để tiết kiệm tiền bạc hơn nhé! 

    Và đừng quên lưu lại bài viết gửi cho bạn bè, người thân của mình cùng biết. Trường hợp, đôi giày của bạn hư hỏng nặng không thể “cứu chữa” được nữa. Có thể tham khảo Xưởng giày Thiên Hương, một đơn vị chuyên sản xuất giày dép chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, chất liệu với giá thành khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn. Đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, luôn cập nhật sớm nhất xu hướng thời trang trên thị trường. Thiên Hương Shoes cam kết đáp ứng mọi yêu cầu dù khắt khe nhất. 

    Admin
    BÌNH LUẬN

    Tin cùng chuyên mục

    Liên hệ

    24/7
    Xem nhanh