Giày cao gót luôn là một phụ kiện tuyệt vời dành cho phái đẹp. Tuy nhiên, việc đi trên giày cao gót có thể sẽ trở thành một cực hình nếu đôi chân của bạn trở nên bị đau nhức sưng phồng bởi nó. Đặc biệt, trong những chuyến đi du lịch, vấn đề này càng khiến bạn trở nên khó chịu và mệt mỏi. Để có thể tự tin bước đi trên đôi giày cao gót, bỏ túi ngay 9 cách đi giày cao gót không đau chân mà bài viết này chia sẻ nhé!
Nguyên nhân gây đau chân khi đi giày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau chân khi đi giày. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà bạn nên nắm qua:
Do một số vấn đề liên quan đến gót chân
Khi bạn đi giày mà bị xước gót thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gót chân. Trong đó, các vấn đề phổ biến là tình trạng viêm, nứt nẻ và không có độ đàn hồi ở da. Đối với trường hợp này, bạn nên tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia nhằm cải thiện phần gót chân của mình.
=>>> bạn nên đọc: cách tìm nguồn sỉ giày dép
Do bị tổn thương gan bàn chân
Tương tự với phần gót chân, một trong những biểu hiện của việc đau chân khi mang giày là do gan bàn chân bị đau. Đây cũng là bệnh lý ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình mang giày và dây ra cảm giác đau, khó chịu.
Chi dưới bị suy tĩnh mạch
Hiện tượng đau gót chân khi đi giày cũng có thể xuất hiện khi các tĩnh mạch ở chân bị tổn thương. Tình trạng này không nên để quá lâu vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về sau.
Do bạn thuộc nhóm người dễ bị đau gót chân
Nhóm người này chủ yếu là những người có các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Sự vận động quá nhiều sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng đi lại.
Một đôi giày không phù hợp với người đi
Những đôi giày không đúng size với người đi sẽ làm tăng lực ma sát, do đó chân của bạn sẽ bị tổn thương. Do đó, chất liệu của đôi giày hay kích thước cũng là điều bạn nên lưu ý nếu không muốn đôi chân của mình bị phồng rộp hay chảy máu.
Một số nguy cơ đến sức khỏe khi đi giày cao gót bị đau chân
Mang giày bị đau gót chân không chỉ gây cho bạn sự khó chịu mà về lâu dài còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Ba vấn đề nổi bật bạn nên lưu ý dưới đây:
=>>> Bạn cần đọc thêm: Nguồn sỉ giày da
Lưu thông máu bị cản trở
Giày quá chật có thể khiến máu lưu thông kém. Chúng gây áp lực lên thành mạch máu, ngăn máu chảy đến các phần còn lại của cơ thể. Ngoài đau gót chân, bạn sẽ thường xuyên bị tê chân, mỏi chân và các triệu chứng khác.
Nguy cơ mắc các vấn đề về lưng, hông và đầu gối
Mang sai giày có thể gây áp lực lên đầu gối, hông, lưng và các khu vực khác liên quan đến hoạt động đi bộ. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe tối ưu khi đi giày, bạn nên chọn cỡ giày vừa vặn nhất với chân của mình.
Nguy cơ dẫn đến viêm khớp
Tương tự như vậy, đi giày có thể khiến chân bị thương trong thời gian dài góp phần làm tăng nguy cơ viêm khớp. Trong số đó không thể không kể đến bệnh tràn dịch khớp gối, chúng có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quá trình đi lại của mọi người.
9 cách đi giày cao gót không đau chân cực hiệu quả
Sử dụng băng dán cá nhân dành cho giày cao gót
Băng cá nhân từ trước đến nay vẫn luôn được mệnh danh là cứu tinh của hội chị em khi diện những đôi giày cao gót. Độ cứng của giày đặc biệt khi chúng còn mới sẽ khiến những vùng chân như gót chân hay mũi chân dễ bị trầy xước, phồng rộp và có thể chai sần. Một vài miếng băng cá nhân nhỏ xinh, dán vào những vùng xảy ra nhiều ma sát của chân sẽ giúp bạn hạn chế được những tổn thương đáng có ở chân.
Đây là một trong những cách đi giày cao gót không đau chân, bạn sẽ diện những đôi giày cao gót một cách thoải mái và tự tin.
Sử dụng tất dày và máy sấy khi đi giày cao gót
Khi mua sắm, điều căn bản nhất khi mua giày là phải đúng size. Tuy nhiên, nếu bạn rất thích một đôi giày nhưng nó lại khá kích chân so với bạn. Đừng vội bỏ đi, chúng tôi sẽ mách một mẹo nhỏ dành cho đôi giày da của bạn: Bạn hãy đi một đôi tất vào đôi giày chật và đi từ 1-2 phút. Tiếp đến, bạn cởi giày ra sau đó sử dụng máy sấy để sấy đều quanh những vùng bên trong đôi giày và để chúng nguội.
Ở trong nhiệt độ cao và nhờ bạn đã đi tất vào trong giày trước đó sẽ giúp cho da giày được nới ra. Bạn sẽ thấy đôi giày chật bỗng trở nên vừa hơn và đỡ đau chân hơn. Lưu ý rằng cách đi giày cao gót không đau chân này chỉ nên áp dụng với giày da ở tần suất 1-2 lần. Không nên lạm dụng quá nhiều bởi da giày có thể xảy ra tình trạng bong tróc. Đặc biệt, cách đi giày cao gót không đau chân này không có tác dụng với các loại chất liệu khác.
=>>> Bạn có thể tham khảo: Địa chỉ phân phối giày cao gót
Dùng miếng lót giày chất silicon
Lót giày silicon là một trong những phụ kiện giày dép được ưa chuộng hiện nay. Không giống với những cách đi giày cao gót không đau chân ở trên, lót giày silicon là một loại sản phẩm chuyên dụng nhằm hỗ trợ cho phái đẹp khi đi giày.
Lót giày silicon có thuộc tính dẻo, mềm giúp mang đến cảm giác êm ái, giảm đau nhức khi đi đồng thời làm cho dáng đi trên giày cao gót đẹp hơn. Đây chính là cứu cánh cho những người mới tập đi trên giày cao gót. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có miếng lót khác bằng mút cũng có tính chất khá mềm và êm.
Sử dụng lăn khử mùi khi đi giày cao gót
Tương tự như phấn rôm, lăn khử mùi cũng có chứa thành phần bột Talc. Khi diện một đôi giày cao gót mới, nếu không có phấn rôm, bạn có thể thực hiện xoa lên gót chân, mũi chân một ít lăn khử mùi nhằm giảm lực ma sát khi bạn vận động. Tác dụng của lăn khử mùi cũng giúp cho bạn tiết ít ra mồ hôi hơn. Bạn cũng có thể thoa kem dưỡng ẩm cho chân trước khi sử dụng lăn khử mùi để tăng hiệu quả giảm chà xát.
Dùng phấn rôm khi mang giày cao gót
Thường khi đi giày cao gót, mọi người thường có xu hướng không sử dụng tất. Do đó, bàn chân của bạn sẽ bị đau do phải ma sát với giày cao gót thường xuyên. Hãy rắc một tí phấn rôm lên chân trước khi xỏ giày, một mẹo rất hữu hiệu đó nha!
Trong phấn rôm có chứa thành phần bột Talc có tác dụng giảm ma sát và chống dính. Do đó, phấn rôm sẽ giúp cho chân của bạn không bị cọ xát quá mạnh khi mang giày cao gót. Bên cạnh đó, bột Talc cũng có tác dụng hút ẩm, khử mùi rất tốt giúp cho chân bạn luôn khô thoáng khi đi chân trần và sẽ giảm mùi hôi nếu đi tất. Sử dụng một vài hạt phấn rôm cho vào giày sẽ là cách đi giày cao gót không đau chân vô cùng hữu hiệu.
Đặt túi nilon có chứa nước vào trong giày cao gót
Nếu phương pháp mang tất và sử dụng máy sấy chỉ làm lỏng giày da, thì bằng cách đặt một túi ni lông chứa nước vào bên trong giày, nó có thể thích ứng với các chất liệu giày khác nhau.
Phương pháp này được áp dụng vô cùng đơn giản, như sau:
- Bước 1: Lấy 2 túi ni lông đựng đầy nước sạch, buộc chặt rồi cho vào trong giày.
- Bước 2: Cho giày chứa túi ni lông trong tủ lạnh qua đêm. Khi nước trong túi ni lông đông lại thành đá sẽ có tác dụng làm rộng giày. Đôi giày sẽ vừa vặn với bàn chân hơn khi bị tác động và có tác dụng giảm đau nhức cho những vùng da chân nhạy cảm.
=>>> bạn nên đọc: tìm nguồn sỉ giày dép
Dán băng cá nhân bó cố định ngón áp út và ngón giữa
Một trong những bệnh viện đa khoa số 1 nước Mỹ - Mayo kết luận rằng, việc đau nhức và tê buốt ngón chân khi nữ giới sử dụng giày cao gót là do chúng tác động mạnh đến dây thần kinh nằm ở ngón giữa và áp út của bàn chân.
Do đó, cách để đi giày cao gót không bị đau chân là trước khi xỏ giày cao gót, điều bạn cần làm là cố định ngón chân giữa và áp út lại với nhau. Điều này sẽ ngăn chặn một phần nào đó việc tác động lên dây thần kinh gây ra đau. Do đó, bạn có thể sử dụng băng cá chân để bó cố định hai ngón chân giữa và áp út. Nếu thế, cảm giác ê nhức sẽ ít đi khi bạn đi giày cao gót.
Chọn giày cao gót đúng size chân của mình
Việc chọn giày đúng size chân là một điều vô cùng quan trọng. Một đôi giày cao gót dù có sang trọng đến mấy cũng phải cần đúng size với đôi chân người đi. Chọn một đôi giày vừa vặn, có khả năng ôm trọn đôi bàn chân của bạn chính là cách đi giày cao gót không đau chân hiệu quả nhất.
Đặc biệt, không phải cứ cùng một loại size thì các đôi đều sẽ giống nhau. Số liệu này có thể tùy thuộc vào nhà sản xuất. Do đó, tốt nhất bạn nên trực tiếp đi ra cửa hàng để thử xem liệu đôi giày cao gót này có thực sự vừa vặn với mình không.
Làm giảm độ cứng của giày cao gót nhờ xà phòng bánh và sáp nến
Đây là một trong những cách đi giày cao gót không đau chân được các mẹ các bà ngày xưa áp dụng. việc sử dụng sáp nến và xà phòng bánh sẽ làm cho phần da giày mềm ra đôi chút. Hơn nữa, khi cọ vào gót chân hay mũi chân thì chúng cũng sẽ giúp đỡ bị xước da hơn. Dù cách này trông có vẻ hơi xưa, nhưng bạn có thể kết hợp chúng với băng cá nhân để tăng thêm độ hiệu quả nhé!
Trên đây, bài viết đã cung cấp tất tần tật các thông tin về việc cách đi giày cao gót không đau chân. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích nhằm giúp bạn cải thiện được vấn đề của mình!