Có thể bạn chưa biết: Giày cao gót vốn sinh ra là dành cho đàn ông

Ngày: 29/07/2016 lúc 11:43AM

Giày cao gót - Một món đồ giờ đây có thể coi là biểu tượng của phụ trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng nó vốn sinh ra để thuộc về các quý ông.

Nội dung bài viết x

    Giày cao gót - Một món đồ giờ đây có thể coi là biểu tượng của phụ trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng nó vốn sinh ra để thuộc về các quý ông.
    Hàng triệu phụ nữ trên khắp hành tinh đang mang giày cao gót hầu như mỗi ngày. Chúng là "vũ khí" lợi hại giúp phái đẹp tăng chiều cao, làm đôi chân trông dài hơn, đồng thời vóc dáng thêm mảnh mai, điệu đà và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, chị em có biết nguồn gốc thực sự của đôi giày mình đang đi? Và có biết ban đầu giày cao gót là dành cho phái mạnh chứ không phải phái đẹp chúng ta?
     
    Theo các nhà nhân loại học, giày dép là một phát minh vĩ đại, được khởi nguồn từ khoảng năm 40.000 đến 26.000 trước công nguyên giúp chân tránh bị lạnh hoặc tổn thương. Bằng chứng là độ dày xương ngón chân của con người trong thời gian này giảm xuống đáng kể, vì khi chân được bao bọc tốt hơn dẫn tới xương kém phát triển so với đi chân trần
     
    Những "đôi giày" đầu tiên ở nơi khí hậu lạnh có thể được làm từ da động vật, trông giống một cái túi quấn quanh chân để bảo vệ. Còn ở nơi ấm áp hơn, loại cổ nhất có hình thức của một đôi sandal. Phát hiện lâu đời nhất là những đôi sandal hơn 10.000 năm tuổi, làm từ vỏ cây, được tìm thấy vào năm 1938 trong hangđá Fort ở Oregon, Mỹ. Sau đó, người Ai Cập sử dụng giấy cói (papyrus) để làm ra những đôi tựa như dép xỏ ngón mà chúng ta sử dụng ngày nay.
     
    Hàng thế kỷ trước, giày cao gót là loại giày dành cho phái mạnh, và chúng không được làm để đi mà chỉ để cưỡi ngựa. Người ta chế ra kiểu giày này để hỗ trợ các kỵ binh. Gót giày nhọn giúp người cỡi dễ dàng trụ vững trên bàn đạp, từ đó lấy thế bắn cung chính xác hơn. Đây là kiểu giày rất phổ biến ở vương quốc Ba Tư (nay là Iran).
     
    Ghi chép cổ nhất về giày cao gót xuất hiện vào cuối thế kỉ 16. Có 2 bức tranh được vẽ giữa năm 1591 và 1593, mô tả các kị sĩ Ba Tư đi giày cao gót. Hai bức tranh này đang được trưng bày ở Bảo tàng Victoria và Albert (London).
     
    Năm 1599, đức vua Ba Tư cử người sang Nga, Đức và Tây Ban Nha để mở rộng bang giao, vô tình phổ biến văn hóa nước này. Một làn sóng hứng thú về các vật liên quan đến Ba Tư lan rộng khắp các nước Tây Âu. Những đôi giày mang phong cách Ba Tư nhanh chóng được các quý tộc nơi đây tiếp nhận. Họ mang giày cao gót như một cách để chứng tỏ sự mạnh mẽ và địa vị xã hội.
     
     
    Đại diện cho kiểu cách xa hoa của thời kỳ này chính là hoàng đế Louis XIV nước Pháp. Ông cao 1,63m nên cực kỳ ưa chuộng những đôi giày cao gót. Giày của đức vua có gót cao đến 10cm, được trang trí công phu với họa hình khung cảnh các trận chiến. Gót giày luôn luôn màu đỏ, sử dụng kỹ thuật nhuộm đắt tiền.
     
    Sau Cách mạng Pháp 1789, phong cách giày của người giàu đã có nhiều thay đổi. Những đôi giày bằng chất liệu lụa, satin đắt tiền và trang trí cầu kỳ dần biến mất. Ý tưởng mang tính cách mạng về bình đẳng giới cũng ảnh hướng tới thiết kế giày, giày da cho cả đàn ông và phụ nữ đã trở nên phổ biến. Ở các quốc gia khác, nhiều loại hình giày cao gót có hình thù độc đáo vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, những đôi giày cao gót đôi khi bị coi là biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái và bị cấm sử dụng.
     
    Những năm 1930, giày gót nhọn ra đời nhưng phải đến khoảng thập niên 50 mới trở nên phổ biến. Gót giày trở nên mảnh mai hơn, thon nhọn dần về phía dưới. Năm 1970, giày platform ra đời, đây là loại giày có đế dày và chắc chắn, chiều cao khoảng 10 cm.
     
    Khoảng những năm 1950, hai thợ giày bình dân là Salvatore Ferragamo (người Italy) và Roger Vivier (người Pháp) đã cho ra đời các thiết kế giày cao gót kiêu sa. Ngay lập tức, giày cao gót trở thành "cơn sốt" của phái đẹp, trở thành biểu tượng của sắc đẹp phụ nữ.
     
    Như vậy, đàn ông nào từng thắc mắc vì sao phụ nữ lại tự “đày ải” bản thân trên những đôi giày cao gót, giờ đây họ đã có câu trả lời. Và với dòng xoay lặp lại của thời trang, biết đâu một ngày nào đó các quý ông sẽ đấu tranh giành lại kiểu giày từng thuộc về họ!
    Nguồn: http://kienthuc.net.vn/
    Admin
    BÌNH LUẬN

    Tin cùng chuyên mục

    Liên hệ

    24/7
    Xem nhanh